Nha Khoa Paris là trung tâm nha khoa hàng đầu tại Việt Nam. Nha Khoa Paris tập hợp đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị và công nghệ hiện đại...

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

Bệnh Gút là gì? Tìm hiểu về bệnh Gút

Thống kê của bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1978 đến 1989) viêm khớp do gout chiếm 1,5% các bệnh về khớp và đứng thứ 4 trong các bệnh về khớp thường gặp.

Bệnh Gout (Tiếng Pháp là goutte) hay còn có tên gọi phương Đông là thống phong, vốn là một loại viêm khớp thường gặp ở Nam giới, do lượng axit uric tăng trong quá trình cơ thể tổng hợp đã giảm lượng bài tiết loại axit này
Người bị mắc bệnh Gout có thể hoặc ở dạng cấp tính hoặc mãn tính, nhưng dù thế nào cũng không tránh khỏi các triệu chứng bệnh Gout: Một cơn đau dữ dội sẽ diễn ra ở ngón cái, cổ chân, gối, bàn tay nếu phát bệnh.

Triệu chứng của bệnh Gout

Cơn đau do Gout gây ra có thể diễn ra vào ban đêm hoặc sau khi bạn no say sau một bữa tiệc tùng thịnh soạn. Cơn đau lạnh đến thấu xương đi kèm với với vết sưng nóng, đỏ tại chân hoặc tay của bạn. Sau 5 đến 7 ngày, cơn đau sẽ giảm, đặc biệt là khi sử dụng colchicine để điều trị bệnh Gout. Tuy nhiên, chất colchicine dễ gây khó chịu ở đường tiêu hóa nếu bạn dùng với liều lượng cao.
Sau một thời gian dài không điều trị hoặc liên tục dùng thuốc giảm đau mà không thay đổi chế độ ăn  bệnh nhân Gout sẽ hình thành những hạt gồ lên dưới da được gọi là hạt Tophi. Những hạt này là do sự lắng đọng tinh thể muối urat tạo nên. Nếu số lượng hạt Tophi tăng về số lượng và kích thước thì đó là báo hiệu cho nguy cơ bị viêm loét, gout mãn tính.
Suy thận vừa là triệu chứng cũng vừa là một trong các nguyên nhân của bệnh Gout. Hằng ngày, cơ thể đảo thải 75% lượng axit uric do cơ thể sinh ra qua thận. Khi thận giảm đào thải axit uric, thì nồng độ của axit uric trong máu sẽ tăng cao, gây kết tủa thành tinh thể muối urate natri hình kim lắng đọng, chính là nguyên nây gây ra bệnh Gout. Vậy nên, chữa trị bệnh Gout kết hợp với điều trị suy thận là một liệu pháp đang được áp dụng cho các bệnh nhân bị Gout có chức năng thận kém.

Chế độ ăn dành cho người bị mắc bệnh gout

Bệnh Gout là một bệnh có lịch sử lâu đời, lại được mệnh danh là bệnh của những ông hoàng (ý muốn nói là bệnh của người giàu), nên có rất nhiều cách chữa bệnh Gout.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc như colchicine hay thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)…, dân gian  còn áp dụng nhiều loại dược liệu và thực phẩm thiên nhiên thông dụng khác giúp hỗ trợ giảm thiểu bệnh gout  rất tốt, tuy rằng tác dụng không mạnh.
>> Xem thêm: Bệnh Gút chữa được không?
Nhưng quan trọng hơn cả, người bị bệnh Gout cần có chế độ ăn kiêng hợp lý. Người bị bệnh Gout cần tránh các loại thức ăn như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vận; kiêng rượu, aspirin và các chất kích thích; gia tăng các hoạt động thể chất để điều hòa cơ thể.  Bên cạnh đó, nếu mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lít nước cũng có thể giúp người bị bệnh Gout giảm nồng độ axit uric và giảm các cơn đau.Đậu xanh để vỏ,  dưa chuột , chuối hột, tía tô, rễ cây bồ công anh…Ngoài ra còn có rất nhiều các loại thảo dược khác như hạt cần tây, lá cần tây tươi, sung sấy khô, nghệ, sói rừng, cơm lênh, lá lốt, nước dừa cùng lá trầu… được xem là những thực phẩm hỗ trợ cho người bệnh gout.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét